GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ LÁI KINH DOANH VẬN TẢI

Thông tin từ Tổng Kho Xe Tải - Ngày 19/08/2023

Tháng 1/2020, Luật Giao thông đường bộ số “38/2019/QH14” đã có hiệu lực, trong đó đề cập đến việc thực hiện tập huấn nghiệp vụ và kiểm tra tài năng, kiến thức cho người lái xe cơ giới. Một trong những yêu cầu của luật này là việc cấp "giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" cho những người đã tham gia khóa học tập huấn lái xe.

the tap huan nghiep vu tai xe

Dưới đây là một số khái niệm cũng như lưu ý về thẻ tập huấn tài xế, các bạn cùng Tongkhoxetai điểm qua nhé.

1. Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải là gì?

Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải hay còn gọi là Thẻ tập huấn tài xế được hiểu là một giấy tờ chứng nhận cho biết người lái xe đã tham gia và hoàn thành khóa học tập huấn, học tập kiến thức về quy tắc giao thông, kỹ thuật lái xe, vận hành an toàn, và các nội dung liên quan khác. Thẻ tập huấn này thường được cấp sau khi người lái xe hoàn thành khóa học và vượt qua kỳ thi tương ứng.

the_tap_huan_nghiep_vu_tai_xe

Thẻ tập huấn tài xế thường có thời hạn hiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngày  và phải được cập nhật sau khi hết hạn.

Mục đích của việc cấp thẻ tập huấn tài xế để đảm bảo rằng người lái xe đã được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia giao thông một cách an toàn và tuân thủ quy tắc giao thông. Điều này giúp cải thiện tình hình giao thông và giảm nguy cơ xảy ra tai nạn do người lái xe thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết.

2. Nghị định bắt buộc về giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải khi tham gia gao thông

Căn cứ “Điều 48 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (khoản 1 sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT)” có quy định về thẻ tập huấn tài xế như sau:

Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa

2.1. Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.

2.2. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

2.3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.

2.4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo một trong các hình thức sau:

a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;

b) Thông qua Hợp đồng vận chuyển;

c) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

2.5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.

2.6. Có trách nhiệm phổ biến cho người lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức hoặc yêu cầu người lái xe bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định, vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

2.7. Chịu trách nhiệm khi người lái xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

2.8. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải trang bị cho người lái xe thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử.

2.9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, cụ thể thì tại Điều này có quy định về việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

Như vậy đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trách nhiệm phải tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe.

3. Giấy tờ nào lái xe phải mang theo và mức phạt kèm theo

Loại giấy tờ Mức phạt (nếu có) Văn bản quy định

1/ Giấy đăng ký xe ô tô (Cavet xe)

Trong trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điêu khiển xe phải cung cấp giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe

2.000.000 - 3.000.000 đ Khoản 4 Điều 16 (NĐ 10) – sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 (NĐ 123)

2/ Giấy chứng nhận kiểm định an toán kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe) Có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định:

Hết hạn sử dụng dưới 01 tháng

Hết hạn sử dụng trên 01 tháng

2.000.000 đ- 3.000.000 đ 

hoặc 

4.000.000 đ- 6.000.000 đ

Khoản 4 Điều 16 (NĐ 10)

Khoản 5 Điều 16 (NĐ 10)

3/ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự 400.000 đ - 600.000đ Điểm B khoản 4 Điều 21

4. Giấy phép lái xe của người điều khiển xe

không mang:

Không có

200.000 đ- 400.000 đ

10.000.000 đ- 12.000.000 đ

Điểm a khoản 3 Điều 21

Điểm b khoản 9 Điều 21

5/ Giấy khám sức khỏe 7.000.000 đ- 10.000.000 đ Đối với cá nhân và 14.000.000 đ - 20.000.000 đ Đối với hợp tác xã Điểm đ, khoản 7 Điều 28
6/ Thẻ tập huấn nghiệp vụ tài xế 7.000.000 đ- 10.000.000 đ Đối với cá nhân và 14.000.000 đ - 20.000.000 đ Đối với hợp tác xã

Điều 16 (NĐ 10)

Điểm g, khoản 4 Điều 28

Lỗi không có "Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" bị phạt bao nhiêu? 

Với lỗi này thường có mức phạt từ 7- 10 triệu (cá nhân) và 14-20 triệu (Hợp tác xã- HTX)

4. Phương tiện nào bắt buộc phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:

“Điều 16. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.”

Như vậy, theo quy định trên thì lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe là những đối tượng phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải. Theo quy định trên thì lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe là những đối tượng phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải.

phuong tien nao phai co the tap huan tai xe

5. Đơn vị nào cấp phép giấy chứng nhận thẻ tập huấn tài xế

Căn cứ khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định như sau:

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

...

5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;

c) Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;

d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải (HTX vận tải đã đăng ký) chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thng cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo thực hiện đúng quy định về đối tượng tập huấn, nội dung tập huấn, thời điểm tập huấn và cán bộ tập huấn
  • Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
  • Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;
  • Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

6. Thời gian cấp chứng nhận thẻ tập huấn tài xế ra sao?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định như sau:

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

...

3. Thời điểm tập huấn

a) Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;

b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.

Theo đó, Thời điểm tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe là khi trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải và sau đó là định kỳ không quá 03 năm kể từ lần tập huấn trước đó.

thoi gian cap the tap huan tai xe

Theo như các quy định trên, hiện nay các đơn vị vận tải hoặc cá nhân đã đăng ký kinh doanh vận tải (xe dịch vụ/biển số vàng) phải tham gia tập huấn nghiệp vụ tài xế để được cấp chứng nhận thẻ tập huấn. Đảm bảo đủ giấy tờ thông tin lưu hành khi tham gia điều khiển các phương tiện cơ giới với mục đích kinh doanh vận tải.

7. Liên hệ ở đâu để được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải ?

Tại Tổng kho xe tải chúng tôi có bộ phận hỗ trợ khách hàng liên hệ với các cơ quan quản lý để cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải

Quý khách hàng cần hỗ trợ thông tin "Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải" vui lòng liên hệ theo Hotline: 0919 590092 để được hỗ trợ